Chuyên đềTìm kiếmTin mi
|
Di ảnh 200 bộ đội đặc công: Kỷ vật vô giá của các liệt sĩ lần đầu công bố(23/09/2015 07:06:09 AM)![]()
Chị Ngô Thị Thúy Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm MARIN, một địa chỉ tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sỹ vừa thông báo một tin tốt lành, 200 di ảnh của những chiến sĩ thuộc tiểu đoàn đặc công D 200c chiến đấu tại khu vực quân khu 6 cũ lần đầu tiên sẽ được MARIN cung cấp và tìm trao lại cho các gia đình.
Trước thông tin mà mình nhận được, chị Ngô Thị Thúy Hằng quá sửng sốt và bắt tay ngay vào việc tra cứu thông tin về tên, đơn vị, ngày hy sinh của 4 liệt sỹ này thì rất may, có 2 liệt sĩ trùng khớp với dữ liệu mà MARIN đang có. Sau đó, chị vội vàng gọi điện cho bố của người gửi thư thì được biết rằng chú ấy là thân nhân của một liệt sĩ thuộc đơn vị D 200c. Chú được một đồng đội của anh mình gửi gắm rằng phải tìm cho ra nhưng hiện nay, chú ấy giờ bị giảm trí nhớ, chỉ nhớ được 4 liệt sĩ này, còn hơn 200 bức ảnh thì không thể nhớ ra”. “Khi tôi hỏi, tại sao chú có đến 200 bức thì chú ấy nói rằng, các anh ra trận là lính đặc công mà, biết đi là chết nên gửi lại và nhờ mang về cho mẹ, cho gia đình”, chị Hằng kể lại. “Câu chuyện về hơn 200 bức ảnh của các chiến sĩ thuộc tiểu đoàn đặc công D 200c chiến đấu tại khu vực Quân khu 6 cũ là một sự kiện rất đặc biệt và có giá trị nhân văn to lớn. Tôi không biết nhiều về đơn vị, chỉ tình cờ duy nhất có lần nghe về sự hy sinh của hơn 27 chiến sĩ thuộc đơn vị này trong trận tấn công vào chi khu Thiện Giáo, Ma Lâm, Bình Thuận. Các chú có đi mà không có về, trên người bôi đen thậm chí chỉ đóng khố để tiện giấu mình. Các chú bị phía địch hủy xác. 27 thi thể chồng chất lên nhau, không phân biệt được chú nào. Vì thế, những tấm ảnh này nó đặc biệt quý giá vì đó là kỷ vật của người liệt sĩ. Đối với những gia đình không có ảnh thờ thì nó đặc biệt thiêng liêng vì thấy ảnh là thấy người. Bởi lính đặc công đã đi thì làm sao còn xác mà tìm”, chị Ngô Thị Thúy Hằng xúc động.
Theo báo Công an nhân dân
|