khuyến mãi lazada

Di ảnh liệt sĩ

Liệt sĩ: Trịnh Quang Bộ
Ngày sinh: 15/7/1943
Quê quán: xã tinh tiến - huyện yên mỹ - tỉnh hưn...
Đơn vị: Ban hậu cần, đoàn 316 cục hậu cần, Quân khu 5
Hy sinh: huyện 4 thỉnh đắk lắk (thời chống mỹ)

Tìm kiếm

Đăng nhập

Tìm liệt sĩ là bổn phận

(15/08/2010 07:43:38 AM) Tri ân anh hùng liệt sĩ không chỉ là xây nhiều nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) làm nhiều lễ hội tri ân, tưởng nhớ mà cần phải giúp các gia đình tìm thông tin về liệt sĩ. Có một thân nhân liệt sĩ viết cho tôi thế này: Trong chiến tranh ác liệt, chiến sĩ Giải phóng quân phạt rừng mà đi, tiến về giải phóng miền Nam. Và giờ chúng ta theo chân tìm hài cốt họ.

TP - Bỏ công việc có thu nhập cao, “quên” cả chuyện lập gia đình, suốt 10 năm qua, Ngô Thúy Hằng dồn hết tâm sức vào công việc tại Trung tâm Quản lỹ dữ liệu về liệt sĩ và người có công (Marin) và trang web nhantimdongdoi.org.

 

 

Gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2010- tâm sự: Cũng như nhiều thân nhân liệt sĩ, trước đây tôi cũng loay hoay tìm thông tin về bác tôi - liệt sĩ hy sinh trong thời kỳ chống Pháp.

Mẹ tôi đau vì chưa tìm thấy anh trai mình, cái đau đó ngấm sang tôi. Vì thế, tôi nghĩ gia đình các liệt sĩ cũng vậy. Họ đau đớn khi hòa bình rồi, mà người thân của họ còn mãi nơi đâu chưa về. Tôi chứng kiến nước mắt của nhiều thân nhân liệt sĩ khi đến Trung tâm.

Phải chăng lãng quên quá khứ cũng là một nỗi đau?

Tri ân anh hùng liệt sĩ không chỉ là xây nhiều nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) làm nhiều lễ hội tri ân, tưởng nhớ mà cần phải giúp các gia đình tìm thông tin về liệt sĩ. Có một thân nhân liệt sĩ viết cho tôi thế này: Trong chiến tranh ác liệt, chiến sĩ Giải phóng quân phạt rừng mà đi, tiến về giải phóng miền Nam. Và giờ chúng ta theo chân tìm hài cốt họ.

Nhiều năm qua, đa số điển hình trong công tác tìm mộ liệt sĩ là những người dân như chị hay bác Lê Văn Cam chứ không phải những tổ chức hưởng ngân sách để làm việc này. Chị nghĩ gì về thực tế này?

Nhà nước đã làm tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa trong đó có việc tổ chức quy tập tìm kiếm liệt sĩ nhưng hậu quả của chiến tranh quá lớn nên công tác này dù tốt đến đâu cũng không thể đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin liệt sĩ của hơn 1,2 triệu thân nhân liệt sĩ. Có thấm cái nỗi đau, sống cùng mất mát của thân nhân liệt sĩ thì mới hiểu và thương họ.

Marin có sự tham gia của rất nhiều bạn trẻ. Chị cảm nhận gì về tình cảm và việc làm của giới trẻ hôm nay hướng về các anh hùng liệt sĩ?

Số lượng các bạn trẻ đến Trung tâm tìm thông tin về liệt sĩ không phải là ít. Chỉ có ít thông tin về liệt sĩ là họ lên đường vào miền Nam, miền Trung tìm liệt sĩ không quản ngại mưa gió, tiền bạc. Như em Hưng (SN 1980, quê Hà Nam, hiện đang sống tại Quảng Ninh.

Bác em hy sinh năm 1972, em hoàn toàn không biết mặt bác thế mà 6 năm qua đi tìm hài cốt của bác. Cứ làm 1 năm gom góp tiền rồi lại xách ba lô vào Huế. Giờ em đã có thông tin về nơi hy sinh của bác và tìm được nhiều đồng đội của bác mình. Còn có các em Hà, Mai Lan cũng là cháu của liệt sĩ, khi có thông tin về bác, về ông, thân gái lại bôn ba vào Bình Phước, lên Đắc Nông.

Có rất nhiều bạn trẻ tham gia những chuyến du lịch về nguồn thăm lại chiến trường xưa, nơi các liệt sĩ đã gửi thân xác. Họ chưa khi nào quên quá khứ và mong muốn có cơ hội để tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Còn hàng vạn liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, khuyết danh. Theo chị, làm thế nào để nhanh chóng tìm kiếm và quy tập mộ liệt sĩ?

Chỉ có xã hội hóa thông tin và hành động chứ không thể nói suông. Một cá nhân, một tổ chức cũng không thể làm hết mà phải là cả xã hội cùng vào cuộc. Thông tin về nơi hy sinh, trường hợp hy sinh của liệt sĩ đang nằm tại các quân khu, sư đoàn thì phải công khai cho thân nhân liệt sĩ biết.

Thông tin về nơi hy sinh thực tế, trường hợp hy sinh thực tế của liệt sĩ do Bộ Quốc phòng quản lý được cung cấp sớm bao nhiêu thì sự tốn kém tiền bạc của thân nhân liệt sĩ càng bớt đi, và nỗi đau của gia đình liệt sĩ chắc chắn sẽ nguôi ngoai phần nào.

Chị nghĩ gì khi cũng là trang web cung cấp thông tin tìm mộ liệt sĩ, nhưng trang “ditimdongdoi” của Bộ LĐ&TBXH được cấp tiền để hoạt động lại không truy cập được, trong khi trang web nhantimdongdoi, do sinh viên lập ra và do chị bỏ tiền túi để vận hành lại luôn đầy ắp thông tin về liệt sĩ?

Năm 2006, tôi đến gặp một cán bộ của Cục Chính sách và người có công để phản ánh việc web đó đưa thông tin sai, thay vì đưa thông tin về liệt sĩ nguyên quán Lạng Sơn như tít đưa ra thì lại đưa danh sách quê Hà Giang. Ngay cả vị quản lý web này còn không nhớ nổi của tên web ấy.

Tiền làm web đó là ngân sách của nhà nước. Mà đã là ngân sách của nhà nước thì trong đó có máu, có xương của liệt sĩ, có nước mắt, đau đớn của thân nhân liệt sĩ. Còn chúng tôi muốn làm gì đó để xoa dịu nỗi đau chiến tranh bằng hành động thiết thực.

Phùng Nguyên
Thực hiện

Theo Báo Tiền phong



Tô Thị Chiến | chienttp@gmail.com (09:10:43 21-08-2010)

Đọc bài viết này em rất cảm động, em cũng là cháu liệt sỹ, cũng đã hai lần đi tìm mộ bác nhưng chưa có kết quả. Qua những thông tin trên web "nhantimdongdoi" cũng như chuyên mục "Kết nối thông tin tìm, báo tin mộ liệt sỹ" trên báo Lao động. Em biết thêm về quy trình tìm kiếm. Nhận được sự giúp đỡ của bác "quangcan" trên web "quánuvn.net" em đã tìm được địa chỉ, số điện thoại của anh Vịnh, phòng chính sách sư đoàn 304. Gia đình em đã liên lạc và viết thư về phòng chính sách của sư đoàn từ tháng 7, nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được phản hồi. Do bác em là liệt sỹ chống Pháp nên công việc tìm kiếm lại càng khó khăn hơn, thông tin càng ít, cả đồng đội của liệt sỹ chắc cũng không còn mấy, mà có còn thì cũng chẳng biết tìm như thế nào. Đọc những bài viết trên web về chị Hằng, em xin thay mặt gia đình em nói riêng và gia đình thân nhân liệt sỹ nói chung xin cảm ơn những nghĩa cử cao cả của chị. Chúc chị và Trung tâm sức khỏe, thành đạt em hi vọng và tin rằng chị và Trung tâm sẽ là cầu nối hữu ích cho gia đình thân nhân liệt sỹ sớm tìm được hài cốt và mang các bác, các chú, các anh về với Tổ tiên. Mong rằng ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân làm được những việc như chị và Trung tâm đã làm.

Ý kiến của bạn





Nội dung:* (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)