Chuyên đềTìm kiếmTin mi
|
“…Những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ…”(02/10/2011 22:21:19 PM)![]()
Miếu Bắc Bỏ và những ông "Thành hoàng" đội mũ cối Ân tình dân rạch Đá Biên (ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ về miếu Bắc Bỏ)
Viết tri ân những liệt sĩ thuộc Trung đoàn 207 hy sinh ngày 03/10/1973 Tôi đã có nhiều dịp về miền Tây Nam Bộ. Lần thì đi chơi, lần thì đi công việc nhưng chưa khi nào tôi qua vùng ngập nước Đồng Tháp Mười. Chỉ đến khi, anh Nam – một người thân của liệt sĩ Nguyễn Văn Tế thuộc trung đoàn 207 và chú Ba Thi – CCB của trung đoàn 207 cung cấp thông tin về sự hy sinh anh dũng của hơn 200 chiến sĩ Trung đoàn vào ngày 03.10.1973 thì tôi mới bắt đầu tìm hiểu về vùng Đồng Tháp Mười, về những đơn vị, trận đánh diễn ra trong khu vực này. Có lẽ tôi là người không giống ai khi có cách tìm hiểu về các địa phương theo danh sách ghi nơi liệt sĩ hy sinh. Qua cuốn sách Có một thời như thế của CCB Võ Minh, tôi thấy được vùng Đông Nam Bộ trong trang sách, không gian diễn ra các trận đánh qua những địa danh. Và rồi tôi trở lại những vùng đất ấy lần theo từng địa danh. Đây Thiện Ngôn, đây Sa Mát, đây lộ 22, đây thị trấn Hậu Nghĩa, đây Svayrieng, đây Congpongro… Cảm giác khác nhiều, nhiều lắm với những lần tôi từng đi trước đó. Tôi đi trong suy tưởng, trong hình dung ngược lại thời khói bom. Tôi luôn tư hỏi liệu thân xác các chú ấy có được toàn vẹn, liệu đồng đội có kịp làm tử sĩ cho các chú ấy không? Đông Nam Bộ hình thành trong tôi như vậy. Khi tiếp nhận nguồn thông tin về sự hy sinh của hơn 200 chiến sĩ thuộc Trung đoàn 207, tôi mới bắt đầu tìm hiểu quyết liệt về vùng này. Tại sao chỉ có những trung đoàn độc lập? trung đoàn 20, trung đoàn 10, trung đoàn 320, trung đoàn 207, trung đoàn 24, trung đoàn 1..? Tại sao năm sinh của các chiến sĩ thuộc những trung đoàn này trẻ thế? Họ đa phần ở độ tuổi sinh năm 1950 – 1954. Và xót xa nhất, đắng lòng nhất là phần ghi trường hợp hy sinh của các chú: mất tích, không làm được công tác tử sĩ. Nhớ lại ngày nhỏ, mỗi lần chép bài học, chỉ mong sao có nhiều chỗ không phải chép mà chỉ ghi dòng chữ nt (như trên) cho thật nhanh xong. Nhưng mỗi lần xử lý những tập danh sách liệt sĩ của các chiến sĩ thuộc quân giải phóng miền Tây Nam Bộ, tôi lại mong cột Nơi hy sinh của các chú nó thật dài, thật nhiều, càng nhiều, càng chi tiết tôi càng mừng. Cái Bè, Giồng Riêng, Mỹ Tho, Ô Môn, Gò Quao, Rạch Giá, rồi những xẻo Đôi, xẻo Lá, xẻo Ớt, xẻo Đước, xẻo Ngát, những kênh, những bờ tram…những địa danh ấy in đậm trong trí nhớ của tôi. Khi tôi viết những dòng chữ này, có lẽ dưới ấp Đá Biên (xã Thạch Phước, huyện Thạch Hóa, Long An), nơi nhà anh Tư Tờ - người đã hiến tặng hơn 200m2 xây dựng miếu Bắc Bỏ - ghi nhớ công ơn của hơn 200 chiến sĩ thuộc Trung đoàn 207 ngày 03/10/1973 đang tấp nập người ra vào góp tay làm cỗ cúng giỗ cho các chú vào ngày mai. Họ - những chiến sĩ giải phóng miền Tây Nam Bộ đã gác bút nghiên lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, vì miền Nam thân yêu mà dấn thân vào nơi trận mạc. Tôi dám chắc rằng hơn 90% trong số các chú ấy – những sinh viên của các trường Đại học năm đó chưa từng đặt chân đến Tây Nam Bộ, chưa từng đối mặt với những khó khăn của vùng rừng tràm ngập nước Đồng Tháp Mười. Tôi khóc thương cho các chú – những chàng trai tài hoa mang theo bao hoài bão, bao ước mơ hành quân dọc đường đất nước, tạm biệt Thủ đô thân yêu trở thành anh bộ đội giải phóng quân. Tôi khóc thương cho các chú – thế hệ trí thức đã cùng nhau ra trận. Chỉ còn chưa đầy 2 năm thôi, đất nước sẽ giải phóng và các chú sẽ lại trở về mái trường, trở về với những bản vẽ với bao ước mơ xây dựng những công trình kiến trúc làm đẹp cho Thủ đô, cho đất nước Việt Nam này. Tôi khóc thương cho các chú bị bao vây giữa vòng vây quân thù, trên là máy bay, bao quanh là vùng tràm ngập nước không lối thoát. Tôi khóc thương cho các chú vì thân xác các chú cha mẹ, anh em, đồng đội không thể nhìn lần cuối. Xương thịt các chú ngấm vào Đồng Tháp Mười khiến bông hoa sen luôn thơm ngát khi mùa về, khiến tình người nơi ấy luôn tràn trề như khi mùa nước nổi, khiến bao người CCB nghe câu chuyện kể đều nghẹn ngào rơi lệ. Và riêng tôi, lại day dứt khi ngày giỗ các chú mà chưa thể xây dựng lại ngôi miếu Bắc Bỏ cho to đẹp, đàng hoàng hơn. Xin hẹn các chú mùa giỗ năm sau!!!
Nơi đây 38 năm về trước có hơn 200 cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 207 đã anh dũng hy sinh
Dù nghèo nhưng gia đình anh Tư Tờ đã hiến 200m2 đất
để dựng tạm ngôi miếu thờ các chiến sĩ đã hy sinh ngày 03/10/1973
Mùa sen con gái anh Tư Tờ luôn hái những bông sen đẹp nhất để thắp hương các chú liệt sĩ.
Ngô Thị Thúy Hằng
Nguyễn Thái Sơn | thaison.tv@gmail.com (11:50:11 05-10-2011)
Quả đúng là rất đáng buồn, đất nước lâm nguy phải hy sinh mới giữ được chủ quyền nhưng một hy sinh quá lớn một mất mát đau thương vô cùng, tôi được biết thông tin qua các CCB trung đoàn 207, trận đánh này trung đoàn gồm 3 tiểu đoàn mỗi tiểu đoàn khoảng 300 người nhận nhiệm vụ vượt sông Vàm Cỏ để sang Tiền Giang và giải phóng Miền Tây Nam bộ hành trình di chuyển quân là bắt đầu Mõ vẹt ( vùng đất của Căm phu chia ăn sâu vào Việt Nam ta) để về Rạch Đá Biên ( thuộc Xã thạnh Phước bây giờ) và theo rạch này để ra QL62 bây giờ về Tiền Giang, Tiểu đoàn 3 đi đầu, Tiểu đoàn 1 đi thứ 2, Tiểu đoàn 2 đi sau cùng, và khi TĐ3 vừa qua sông vàm cỏ đi sâu vào Rạch đá biên chừng 5km, tiểu đoàn 1 đang di chuyển qua sông, thì khoảng 4h30 chiều ngày 3/10/1973 do nước lớn rừng tràm thấp (tràm gió) không đủ phủ bộ độ của ta và bị máy bay giặc phát hiện lập tức một trận oanh tạc không cân sức giũa lực lượng ít và đã hành quân suốt ngày giữa nước sâu rừng hoang thấm mệt, chiến đấu với pháo và trực thăng hỏa tuyển của địch các anh đã phải chiến đấu đến hơi thở cuối cùng trong lúc Tiểu đoàn 2 không thể qua sông tiếp ứng và Tiểu đoàn 1 một số hy sinh chiến đấu cho Tổ quốc còn một số phải bảo tồn lực lượng quay lại bên kia Sông Vàm cỏ trở lại Căm phu Chia, thế là các anh của trung đoàn 207 thuộc tiểu đoàn 3,1 đã ngã xuống mãi mãi trên vùng đất Rạch Đá Biên này, nhưng tiếc thương thay sau trận đánh giặc còn không cho chúng ta đi thu hồi lại các chiến sỹ đã hy sinh mà còn phục kích quân giải phóng thêm hơn nữa tháng trời, và rồi vì đất nước đang lâm nguy phải tiếp tục lên tiền tuyến chiến đấu, hy sinh trận mạc phải bỏ lại rồi thời gian qua đi vì nhiều lý do... nên một số các anh đã mãi mãi không nỗi lên mặt đất được nữa và trở thành bạn thân của các bông hoa sen thơm ngát gửi gắm về nhân gian các đồng đội và người thân mùi thơm tỏa ngát mãi mãi trên vùng nước nỗi đồng Tháp Mười, Xin cảm ơn các bác các chú CCB đã viết bài và nói lên cảm xúc của mình đối với các anh đã vì tương lai tươi sáng của Tổ quốc mà gữi thân xác nằm lại mãi mãi trên Rạch Đá Biên.
hien luong | hienluongthuylinh@yahoo.com.vn (10:05:06 03-10-2011)
Mot nen huong thom kinh vieng anh linh nhung nguoi anh hung E 207 va tat ca cac anh hung liet sy da nga xuong vi To Quoc hom nay! Mieu Bac Bo ! Hom nay la ngay gio cua cac anh! Chien tranh da lui xa bao nhieu nam, nhung noi dau thuong thi van con nguyen ven, van chat ngat va van trung thuong nho. Hom nay, giua thu do Ha Noi than yeu, noi ngay xua cac anh da tung bung vay chao tam biet de dan than vao con duong khoi lua cua Dan toc," xe doc Truong Son di cuu nuoc, ma long phoi phoi day tuong lai", nghi ve cac anh nuoc mat lai tuon trao. Ha noi mua nay dep lam, tren nhung tan cay doc nhung con duong , la bat dau doi mau, Ho TAy suong khoi bang lang, Ho Guom xanh biec mau ngoc bich, va gio bat dau se se lanh, nhu cau tho cua Nguyen Dinh Thi, ma ngay xua cac anh thuong yeu thich chep trong so tay mang ra mat tran ' sang chom lanh trong long Ha noi, nhung pho dai xao xac hoi may, nguoi ra di dau ko ngoanh lai, sau lung them nang la roi day.." Oi nhung nguoi con uu tu cua Dat Viet, cac anh da hien dang cho To Quoc tron ven tuoi thanh xuan, dong mau do tham cua cac anh da to tham la co To Quoc, anh linh cua cac anh da lam rang ro nuoc non nay, tat ca moi loai hoa tren trai dat deu toa huong thom vi cac anh boi vi trong moi sac hoa lung linh ay deu hien dien moi linh hon bat tu cua cac anh. Cac anh hay thuong yeu nhe manh dat cac anh nam lai, hay thuong yeu nhe nhung nguoi dan lam lu que Dong Thap, cac anh hay yeu thuong nhe nhung dong doi con song bay gio, cac anh hay thuong yeu nhe tung giot nuoc Dong Thap, noi cac anh da hoa tan ca cuoc doi oanh liet! Mot nen hong thom tu sau tham tam hon xin gui toi MIEU BAC BO ngay hom nay 03.10.2011 , xin toa khap Don Thap Muoi va tren moi neo duong cac anh nam xuong! Mong cac anh mai an vui noi mien TINH DO!
CCB E207 | phanxuanthinsnt@gail.com (23:33:39 02-10-2011)
Nhắc đến mùa nước nổi, lòng tôi như thắt lại vì tôi biết chắc chắn rằng : Cứ mỗi năm mùa nước nổi qua đi thì thân xác đồng đội tôi lại vùi sâu thêm một lớp.Nơi đất bùn sâu lạnh lắm các đồng chí ơi.Ngày mai 03/10/2011 là ngày giỗ tập thể của các đ/c đó . Nhân dan Ấp đá Biên đã nhớ rồi, CCB 207 đã nhớ rồi.Nơi đây tuy không có tượng đài nhưng có lòng dân và nghĩa tình đồng đội, miếu nhỏ đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở,chúng tôi sẽ cố hết sức mình để làm cho các đ/c một đền thờ khan trang hơn để mỗi mùa nước nổi hưong sen lại ngan ngát dâng đầy,ai qua đây cũng muốn ghé lại với nụ cười thắm nở trên môi .
|