Chuyên đềTìm kiếmTin mi
|
Hành trình tìm liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ đầy ắp tình người(24/09/2010 17:17:47 PM) Phải nói rằng “Sự nối kết hành trình tìm liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ đầy ắp tình ngưới” không hợp đồng, không cơ quan Nhà nước nào đứng ra tổ chức, thế mà sự tổ chức của đoàn khá chu đáo, chặt chẽ, đúng giờ “rê” như cuộc hành quân chặt chẽ, nhịp nhàng, mỗi người, mỗi công việc và có thể nói rằng chuyến đi của chúng tôi đạt được ý nguyện, đã hoàn thành nghĩa cử cao đẹp, vong linh liệt sỹ Nguyễn Viết Tứ không còn vương vấn với anh Huỳnh Hoàng Phương nữa mà về cùng đồng đội ở Nghĩa trang huyện An lão đồng bào, đồng chí, thanh thiếu niên về viếng thắp hương tri ân các vong linh liệt sỹ.
Có thể nói việc nối kết hành trình tìm liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ ở dốc An Toàn – An Lão – Bình Định; trước hết Trung tâm Marin (Trung tâm quản lý Ngân hàng dự liệu liệt sĩ và người có công) dày công chuẩn bị bao nhiêu năm tháng; vì với, con người kiên trì suốt 35 năm kể từ ngày thống nhất, cứ mỗi lần gần tới ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ 27/7 thì gởi thư đến cơ quan Vĩnh Phúc tìm quê hương của liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ và qua các kênh thông tin đại chúng đã gợi lên lòng người tri ân, đó là anh Huỳnh Hoàng Phương, cựu chiến binh ở Sa Đéc – Đồng Tháp là người trực tiếp chôn liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ, tại chân dốc An Toàn –An Lão–Bình Định, đầu năm 1967 cùng với bao nhiêu độc giả của trang website: Marin@nhantimdongdoi.com.vn; tôi chỉ làm tình nguyện viên thầm lặng cho việc tri ân, thế mà các chị em ở các đường phố cạnh nhà tôi nghe tin, đặt vấn đề cho cùng chung tay góp sức với anh trong công cuộc hành trình này và nhiều bạn bè chiến hữu đã có người thân hy sinh vừa tìm kiếm được, nghe được cũng có phần nào góp sức, nhưng tôi đều từ chối và nói “ Mình cần sự giúp đỡ của các bạn, nhưng lúc này chưa”; sau đó tôi đồng ý để các chị em trong xóm tham gia chuẩn bị vật chất, dụng cụ sinh hoạt, ăn ở trong rừng của đoàn độ 12 người và vật dụng cho nghi thức lễ cúng, vải, giấy để tẩm liệm hài cốt liệt sĩ, chuẩn bị khá chu đáo.
Sau khi tôi làm việc Ban chính sách và đồng chí Nguyễn Hùng Anh đại tá Chủ nhiệm chính trị tỉnh đội Bình Định, liên lạc làm việc Ban chỉ huy huyện đội An Lão giúp quân, phương tiện cho đoàn, tôi ấn kế hoạch thời gian thực hiện chuyến đi nói trên từ ngày 30, 31/8 và 01/9/ 2010 và điện cô Hằng thống nhất thời gian, tôi kiểm tra lại số lượng người đi, số lượng những người quanh xóm đăng ký ngày một đông, tôi phải khống chế đoàn từ Qui Nhơn đi An toàn không quá 09 người. Như vậy Hà Nội vào, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Tháp 04 người, ngoài tôi ra chỉ được 04 người. Thế là phải từ chối 02, cuối cùng đoàn chúng tôi tại Bình Định 05 người ( kể cả lái xe); lo xe đi về, lo ăn uống cho cả đoàn trong 03 ngày; tôi nhờ phòng Tư Pháp huyện cử 01cán bộ, anh Tài cán bộ Ban dân vận và 02 cán bộ huyện đội An Lão; đoàn chúng tôi đều là tình nguyện viên về hành động xoa dịu nỗi đau của chiến tranh đầy nhiệt huyết, đều vô tư không suy nghĩ gì và không vì mục đích gì khác chỉ mong sao đưa một hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang hoặc về quê hương là hạnh phúc lắm rồi; với nghĩa cử cao đẹp của Trung tâm Marin đã làm cho mỗi con người có một lương tri, tình nguyện đóng góp nhân tài vật lực cho nghĩa cử cao đẹp đó là đúng nghĩa “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” không một gò ép hay quy định nào và bao nhiêu tiền của để người tham gia đóng góp…
Đối với gia đình liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ tuy chúng tôi chưa ai được gặp trực tiếp để nghe chính thống mà nghe qua điện thoại, tuy có phần nào đó chúng tôi chưa được thỏa mãn lắm, nhưng tôi có nói “giận thì giận, thương thì cứ thương…” nỗi đau của gia đình liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ còn đọng lại trong tâm trí người vợ, con, anh chị em, nhưng trong thực tế cuộc sống hoàn cảnh mỗi gia đình ở làng quê muôn vàng khó khăn, chúng ta chỉ có hai từ “thông cảm”. Giả chăng gia đình họ ỷ lại nhà nước, đơn vi, cơ quan có trách nhiệm trong việc quy tập liệt sĩ cũng đúng thôi, nhưng việc hy sinh ở chiến trận, đơn vị an táng còn sơ đồ quy tập được, còn trên đường hành quân bị chết đột tử như liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ đơn vị không mai táng, mà đồng đội đơn vị khác chôn cất (anh Huỳnh Hoàng Phương ở Sa - Đéc), không thể nào đôn vị tìm kiếm quy tập được.
Hơn 10h ngày 29/8/2010 các thành viên trong đoàn từ Sa- Đéc, Đồng tháp, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đều có mặt tai Quy Nhơn, cũng là ngày Sư đoàn 3 sao vàng về tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập sư đoàn 02/9/1965 – 02/9/2010 và trao kỷ niệm chương sư đoàn tại hội trường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn, như mọi người trong đoàn có ý kiến khác nhau về việc có thể liên lạc Ban lãnh đạo sư đoàn 3. Cuối cùng cô Hằng nói, mình ngẫu nhiên gặp họ tổ chức kỷ niệm mà liên lạc với họ sẽ hiểu khác.Từ đó tôi liên tưởng bài viết trên các báo và phim tài liệu trên VTV1 về “linh hồn người việt cộng” “Nhật ký Đặng Thị Thùy Trâm “. Như vậy việc tìm liệt sỹ Nguyễn Viết Tứ, hình như vong linh của liệt sỹ Nguyễn Viết Tứ theo mãi, thôi thúc anh Huỳnh Hoàng Phương lên tiếng suốt 35 năm qua, các cơ quan, đơn vị và gia đình liệt sỹ đều im hơi lặng tiếng, mới có ngày hôm nay, mỗi chúng tôi đều xa lạ, ai chẳng biết mặt ai, nay có “Duyên hội ngộ”, với tinh thần “ Đồng cảm và tình người “.
Đoàn chúng tôi tìm liệt sỹ Nguyễn Văn Tứ vì tình người, đồng đội, không vụ lợi, nhưng có ai đó cho rằng tìm liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ là “ Cần tiền “, nói đến tiền ai cũng cần nhưng cần lúc nào, nhưng đối với tiền những con người chúng tôi chỉ coi tiền là “phương tiện cuộc sống ”, chứ không phải là “ Mục đích, động cơ cuộc sống “. Vì thế, mỗi con người chúng tôi luôn có tình nghĩa trong sáng, trong chuyến đi tìm liệt sĩ Nguyến Viết Tứ; tuy có gian khó, Vượt đèo cao, xé rừng băng qua những vực thẳm, suối sâu, gặp phải những bẩy thú rừng của đồng bào Hrê, vắt rừng đầy dẫy, thiếu nước uống giữa rừng sâu mà lòng của mỗi người đều vui tươi phấn khởi, lời ca tiếng hát, những câu thơ con có, những câu chuyện tiếu lâm làm cho những tiếng cười khản khái vang vọng núi rừng làm cho dũng khí chúng tôi vựơt qua mệt nhọc, hiểm nguy, để tìm đến đích thực. Nhà ngoại cảm Nguyễn ngọc Hoài, cô Thúy Hằng giám đốc Trung tâm Marin, chị Châu giáo viên trường đại học Quy Nhơn … tuy mệt nhưng vẫn vui cười, cùng đồng cam cộng khổ, tay cầm cơm vắt, tay cầm tôm rang ăn trong rừng rậm, uống nước suối rừng, ai cũng như ai không phân biệt, thật là chân thành và trân trọng, một sự nối kết hành trình tìm liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ có một không hai, một tình nghĩa sâu đậm trong lòng của mỗi con người trong chuyến đi.
Gần 44 năm qua, rừng núi trùng điệp mọi cảnh vật đều thay đổi theo tháng ngày, còn đối với anh Huỳnh Hoàng Phương nhân chứng, đã sống chiến đấu, làm việc vùng rừng núi và từ đó không một lần lui tới, không thể nào nhớ tìm đến nơi đóng quân trước đây một cách chính xác (vì lúc bây giờ đóng quân xung quanh đó không lâu cứ 3 – 4 tháng là thay đổi chỗ ở). Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài nói “tôi có yếu điểm là không có thân nhân liệt sĩ thì tìm khá khó khăn, nhưng vì quá thương chú Phương tôi mới đi, cố gắng sức mình”. Rồi nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài ngồi khấn vái thì gặp, nói chuyện với vong linh liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ, vong linh liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ cho biết liệt sĩ nằm ở hướng Tây Nam, cách đây 2 km…Tôi lấy la -bàn ra dóng thì hướng Tây Nam nằm bên kia ngọn núi mà chúng tôi đang ngồi, tôi vừa đi vừa để la bàn trên bàn tay đi trước, theo hướng Tây Nam, cùng đoàn ra khỏi khu rừng rậm, có khoảng trống, cỏ, tranh săn, chúng tôi xác định hướng Tây Nam, phía đồi núi bên kia, phải xé rừng băng qua, nếu không thì mất phương hướng, đoàn chúng tôi đi một đoạn thì gặp người dân tộc Hrê nhờ dẫn đường; chúng tôi cảm nhận như vong linh liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ dẫn đường, chỉ lối, chúng tôi đến nơi hai con suối giáp nhau, tôi lội suối lên truông ( trãn) đất trống, tôi nhìn thấy chiếc xe múc đất đang đứng, chúc cần múc đất xuống như cánh tay con người, cách nơi tôi đứng độ 300- 400 m, là con đường đang làm bê tông lên xã mà chúng tôi lên chiều hôm trước; anh Huỳnh Hoàng Phương đến gặp chị Nguyễn Ngọc Hoài cùng lội qua suối, ngắm lại con suối và khu rừng cách đây 44 năm, doanh trai của anh Phương đóng quân; trí nhớ anh Phương tuyệt vời, anh Phương bậc khóc, chị Hoài và mọi người đều xúc động theo.
Đoàn chúng tôi vận dụng hết khả năng, nhiều phương pháp sẵn có để khảo sát, xác định được, đúng khu vực mà liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ nằm lại nơi đây, tiến hành đào tìm, tôi liên hệ được chủ doanh nghiệp tư nhân Huy Phương ở An Lão nhất trí cho xe múc đất vào giúp đào hơn 01 tiếng đồng hồ, độ sâu 0,8m hết khu đất rừng (gọi truông, trãn). Theo nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài nói chú Tứ cho biết từ suối vào chỗ chú Tứ nằm tầm độ 21m, lúc này 16h15 tôi lấy thước kéo đo từ bờ suối vào bờ vũng ao 19,40m, từ bờ vũng ao qua đến mép bờ trãn đất đã đào gần 3m; cuối cùng xác định lại địa điểm chính mộ liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ, bị các dòng nước lũ của nhiều năm trên 3 vách núi trút xuống, cuốn trôi, nơi đó để lại còn vũng ao nước cạn, hiện nước mạch từ trên triền núi cao róc rách chảy xuống rồi vòng ra suối lớn.
Đặc biệt là thời tiết rất ưu ái cho đoàn chúng tôi, vùng cao An Toàn - An Lão giáp huyện Kbang - Gia Lai Tây nguyên và Ba Tơ – Quãng Ngãi thường ngày vào trưa, chiều có những cơn mưa dông, nước từ trên các dãy núi đỗ xuống không đi được; hơn nữa thời gian đó dự báo thời tiết của VT1 báo áp thấp nhiệt đới biển đông, lớn lên thành bảo, thế là những ngày đó trời nắng dịu, không mưa, đã giúp chúng tôi thực hiện ý nguyện; khi đoàn chúng tôi ra khỏi khu vực dốc An Toàn (mà người dân ở đây gọi là cổng trời), về gần đến xã An Quang – An Lão hơn 18h thì trời đỗ mưa, về đến huyện đội An Lão hơn 19h30, tôi tổ chức một cuộc báo công vong linh các liệt sĩ ở đâu đó, biết hành trình đoàn chúng tôi kết thúc và khấn vái mong vong linh liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ về với đồng đội ở nghĩa trang huyện An Lão.
Sáng ngày 01/9/2010 tôi hợp đồng xe 16 chỗ ngồi của anh Phúc Sinh đưa đoàn từ huyên An Lão về Quy nhơn (vì dụng cụ chúng tôi đi rừng nhiều), xe khởi hành đi vừa 15 phút, đoàn chúng tôi lại bị một chiếc xe khách “Sơn – Triều” đột nhiên ép sát lề, tưởng chừng xe chúng tôi lọt xuống rãnh mương lật nhào, mọi người hoảng hốt, rồi chị Hoài vẫn tươi cười và nói “Đây là tài sản của quốc gia đó”, tôi thấy xe khách “Sơn – Triều” dừng bắt khách, lái xe của đoàn chúng tôi lách qua phía phải, thì lái xe “Sơn–Triều” quay đầu xe chắn ngang suýt 2 xe tông nhau, lúc này chúng tôi mới biết, cách làm luật của các vị tài xế xe khách tranh giành bắt khách. Sau tôi nghe ai đó ở HTX gọi điện lại tài xế xe Phúc Sinh cho rằng tại sao đi sớm, nên chăng đây Hợp tác xã vận tải xe khách của huyện An Lão có luật giao thông riêng.
Về đến nơi mà xuất phát 2 ngày trước đó, tâm trạng mọi người chưa toại nguyện, vì chưa tìm thấy hài cốt liệt sỹ, nhưng biết đâu đó, còn hay trôi mất, nếu như tọa độ và nơi đóng quân trước đây của anh Huỳnh Hoàng Phương xác định, cộng vào đó nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài nói chuyện với vong linh liệt sỹ Nguyễn Viết Tứ cho biết, với sự áp vong liệt sỹ Nguyễn Viết Tứ nhập vào chị Nga, cho thấy 3 vách núi cao, gần 44 năm qua mưa lũ nước đổ xuống, nơi đó để lại một vũng ao nước cạn, chính nơi đó có phần mộ của liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ, bị xói cuốn trôi. Phải nói rằng “Sự nối kết hành trình tìm liệt sĩ Nguyễn Viết Tứ đầy ắp tình ngưới” không hợp đồng, không cơ quan Nhà nước nào đứng ra tổ chức, thế mà sự tổ chức của đoàn khá chu đáo, chặt chẽ, đúng giờ “rê” như cuộc hành quân chặt chẽ, nhịp nhàng, mỗi người, mỗi công việc và có thể nói rằng chuyến đi của chúng tôi đạt được ý nguyện, đã hoàn thành nghĩa cử cao đẹp, vong linh liệt sỹ Nguyễn Viết Tứ không còn vương vấn với anh Huỳnh Hoàng Phương nữa mà về cùng đồng đội ở Nghĩa trang huyện An lão đồng bào, đồng chí, thanh thiếu niên về viếng thắp hương tri ân các vong linh liệt sỹ.
Quy Nhơn, ngày 24 tháng 9 năm 2010
Lê Công Tâm (tamstpbd@yahoo.com.vn )
Trung tâm MARIN
nguyễn thế | mikoiangruevich@yahoo.com (18:07:59 27-10-2010)
thật cảm động ,thật ấm áp tình người ,tình đồng đội ... tôi may mắn được chú minh hp cho xem cái vi đe o chú ấy xây dựng trên cở sở câu chuyện hy sinh của liệt sĩ :nguyễn viết tứ ,thành ra ấn tượng rất sâu sắc về việc đi tìm liệt sĩ tứ
Bùi Nhàn | buinhan47@yahoo.com.vn (19:50:17 17-10-2010)
Toi có ngừi anh trai hy sinh ở Hoài Ân Bình Đình. Tháng 7 vừa rồi anh em chúng tôi vào An Lão, Hoài Ân tìm mộ anh đua về quê chúng tôi rất cảm kích với những tình cảm của Công an huyên Hoài Ân, Công an huyện An Lào và những người dân 2 địa phương trên. Trong những người dân có anh Tân Bong Bóng ở thị tứ Xuân Phong An Lão gia đình không giàu nhưng anh hết lòng hết sức giúp đỡ đoàn không quản ngại khó khăn gì, hiện anh đã tìm được nhiều mộ liệt sĩ báo với địa phương quy tập vào NTLS, gia đình chúng tôi cảm ơn anh rất nhiều. Đặc biệt các đồng chí CA Hoài Ân đã hết lòng hết sức giúp đỡ chúng tôi như đồng chí Phụng, đồng chí Thạnh, đ/c Hê, đ/c Nam...; Tuy nhiên đến An Lão vùng căn cứ của Bộ đội ngày xủa nghe những đồng bào người HRee như ông Đinh Văn Chiếu thì trong rừng còn nhiều liệt sĩ chưa được quy tập huyện đội và phòng Lao động thương binh xã hội cần tìm đến người dân mới quy tập được.....
|