khuyến mãi lazada

Di ảnh liệt sĩ

Liệt sĩ: Nguyễn Xuân Khính
Ngày sinh: 1942
Quê quán: Mê Linh-Đông Hưng -Thái Bình 0 ...
Đơn vị: C3-D2-KT
Hy sinh: Mặt trận phía Nam

Tìm kiếm

Đăng nhập

Chia sẻ kinh nghiệm tìm liệt sĩ của gia đình liệt sĩ Nguyễn Hoài Châu

(15/09/2010 21:46:04 PM) Trong nỗi đau mất mát, vui nghẹn ngào ngày đoàn tụ, chúng tôi hiểu niềm vui này không chỉ của riêng mình. Nó còn là niềm mong mỏi khát khao của vạn triệu gia đình liệt sĩ khác trên mảnh đất Việt Nam nhiều nỗi đau chiến tranh.

 

 

 

Mười năm với sáu cuộc tìm kiếm dò lần theo những nẻo đường chiến tranh đã đi qua. Hôm nay, sau gần 40 năm nơi rừng sâu núi thẳm. Con, em, anh, chú…chúng tôi là liệt sĩ Nguyễn Hoài Châu đã được đón về trong vòng tay thân thương trìu mến của mẹ già, bè bạn đồng đội và người thân trong gia đình.

 

 

 

 

 

Trong nỗi đau mất mát, vui nghẹn ngào ngày đoàn tụ, chúng tôi hiểu niềm vui này không chỉ của riêng mình. Nó còn là niềm mong mỏi khát khao của vạn triệu gia đình liệt sĩ khác trên mảnh đất Việt Nam nhiều nỗi đau chiến tranh.

 

Thêm một liệt sĩ trở về sau bao năm xa cách người thân,quê hương.. Để có được niềm vui này theo tôi :

 

1/ Quyết tâm, kiên trì đi tìm liệt sĩ của người thân trong gia đình, cho dù có lúc chỉ còn có một người nhưng vẫn không nản lòng. Một cuộc tìm kiếm mà nhiều khi tưởng chừng như vô vọng.

 

 2/ Mọi thông tin về liệt sĩ càng cụ th , chi tiết bao nhiêu thì càng giúp cho cuộc tìm kiếm đỡ gian nan vất vả… Trên giấy báo tử có hai thông tin quan trọng :

 

- Đơn vị quản lý liệt sĩ khi mới nhập ngũ và huấn luyện trước khi lên đường đi chiến đấu. Qua đó ta biết được thời gian nhập ngũ ? Cùng với ai ? Hiện lớp ngày ấy đến nay ai còn ai mất…Để dò hỏi thông tin về ls nhà mình. Đơn vị này phát giấy Báo tử Ls

 

 - Mật danh đơn vị : Nơi Ls tham gia trận đánh cuối cùng như D6 KB; KN; KP… Giải mã được mật danh này chúng ta có thể tìm thấy đơn vị. Ngày, nơi hy sinh… của ls. Đây là những dòng báo cáo tổn thất sau mỗi trận đánh, chiến dịch mà quân lực thường làm. Nó vẫn còn được lưu ở đâu đó …cuộc chiến đã lùi xa mấy chục năm mà không có một ai chịu trách nhiệm giải mã những thông tin này và chúng ta –ccác gia đình Ls vẫn lầm lũi, lọ mọ gian nan vất vả trần ai trên con đường đi tìm người thân của mình

 

3/ Thời đại thông tin do vậy chúng ta cần đăng tìm Ls trên mục nhắn tìm đồng đội VTV2. mạng nhantimdongdoi.org…may ra có ai biết…Chính nhờ nó mà CCB Nguyễn văn Tâm đã liên lạc và hai lần đưa chúng tôi tìm về Hà tiên

 

 4/ Cần phải có sự giúp đỡ của những người có khả năng tìm mộ chân chính. Chiến tranh, bom đạn đào sới. Mấy chục năm. Vật đổi sao dời. Thiên nhiên rồi tác động của con người… Biết là Ls được chôn trong khu đất ấy mà đào sới nát tìm không thấy. Anh em mình hồi ấy mới 18 đôi mươi, xương cốt non. Điều kiện mai tang chiến trường không được đầy đủ…nên sau chừng ấy năm…Cát bụi lại về với cát bụi . Hay như : ….Đò qua Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm…

 

Có thể những người có khả năng tìm mộ giúp được người này, nhưng lại không giúp được người kia. Có lẽ do duyên số từng người, từng nhà … Do vậy ta phải nhờ ở nhiều nơi.Bằng nhiều cách.Đâycũng là phương pháp kiểm tra chéo để xác nhận Ls

 

5/ Tìm thấy hài cốt Ls gia đình mình là một Ước nguyện lớn lao của tất cả các gia đình Ls. Nếu kiểm tra AND được thì quá tốt.

 

6/ Kinh phí đi tìm Ls không phải nhỏ. Tâm thì ai cũng muốn nhưng do điều kiện về thời gian, vật chất, hoàn cảnh …mà cho đến nay nhiều gia đình vẫn chưa thực hiện được tâm nguyện của mình Chính sách… có nhưng cách vận dụng nhiều nơi, nhiều lúc lại khác nhau.

 

 Quan điểm theo tôi là : Tất cả vì sự hy sinh mất mát mà các gia đình Ls đã phải chịu đựng mà linh hoạt giảiquyết giữa Tình – Văn bản chế độ. Đừng vì vô cảm mà gây thêm những sự việc đau lòng, tủi hổ vong linh các Ls đã quên mình vì Tổ quốc Thời gian không chờ ai. Nhân chứng, vật chứng …dần mờ theo năm tháng. Hãy chung tay góp sức góp lòng … để Ls mau sớm được đoàn tụ với Quê hương, gia đình, người thân sau bấy nhiêu năm xa vắng

Nguyễn Hoài Sơn



Trần Đình Công | hung_bgpc@yahoo,com (14:50:28 29-08-2011)

Trước đây mình không biêt đến mạng và những thông tin trên mạng.Mấy tháng gần đây mẹ mình có ý kiến với mọi người là tìm anh mình về nên mình mới hay vào những trang như thế này để đoc và tham khảo.Mỗi khi biết có một gia đình đã tìm thấy mộ mình lai mừng rơi nước mắt cùng họ.Mình cũng đồng quan điểm là phải tìm hiểu thật chính xác tránh nhầm lẫn mà mang mộ không phải người thân mang về.Nhà mình không có duyên với nhà ngoại cảm,hay là vì nhà mình biết tường tận quá về nơi hy sinh của anh mình quá nên tốn rất nhiều tiền để đi ngoại cảm,hết thầy nọ đến thầy kia mà không được.Hôm qua mẹ mình lại nói:"Đi nhiều như thế mà không đua được anh mày về à?"Mẹ đâu có hiểu không chính xác làm sao các con mẹ cố tình đưa về được.Gia đình mình thật buồn mỗi khi có gia đình ở quê mình tìm được liệt sĩ về.Nhưng mình lại tự hỏi họ tìm về mà chỉ bằng ngoại cảm thì liệu có chính xác không nhỉ?Thật là hoang mang quá...
| Cun_con_dang_yeu@yahoo.com (01:28:06 03-10-2010)

Không bao giờ quên các anh. Những anh hùng liệt sỹ đa số rất trẻ, đã chết trong chiến tranh vì quê hương đất nước. Họ đã dâng hiến sự sống của họ, sự sống duy nhất của họ. Họ còn quá trẻ để để lại một vết tích gì (một công trình khoa học, một cuốn tiểu thuyết, hay một bài thơ...) nhưng khi đi qua những cánh rừng bất tận, những khúc sông mới đây còn là chiến địa, tôi ngắm những cành cây, những bãi cát, vạt cỏ - Nơi các anh đã ngã xuống... và tôi tự hỏi... nhánh hoa dại ấy, làn sóng xanh kia... có phải là sự dâng hiến tuyệt vời của họ không? Tôi nghĩ rằng, trong cái tích tắc cuối đời của người chiến sĩ ấy, họ còn nhìn thấy bầu trời xanh của đất nước, ngửi mùi bùn đỏ của quê hương, và cảm giác mãn nguyện dâng hiến đã ngập tràn trong lòng họ, vì họ biết rằng họ sẽ hòa nhập vào trong đó, cho thiên thu...Phút giao tranh nơi chiến địa. Thời gian đâu nhiều mà suy nghĩ : …..Giết quân thù không một phút phân vân Giết quân thù không đợi có hạt nhân…. Họ lặng lẽ ra đi. Cái đẹp là ở chỗ “lặng lẽ” ấy bởi vì cuộc đời họ, từ giây phút ấy đã trở thành một câu thơ lời ca bất tử trong bản Trường ca đất nước non sông ) Xin nghiêng mình và thầm cảm ơn những người đã và đang lặng lẽ hiến dâng, cảm ơn tất cả...
Bùi Hữu Kiên | huukienhb@gmail.com (14:13:11 20-09-2010)

Sau chiến tranh, việc qui tập mộ liệt sỹ có nhiều bất cập. Cha tôi là Bùi Hữu Gắt,đơn vị D7, E8, F9, hi sinh ngày 24/3/1978, an táng tại NTLS ấp Gò Bún, xã Vĩnh Thạnh, huyện Mộc Hóa, Long An. Mộ số 3, hàng 01. Khi qui tập vào NTLS huyện Vĩnh Hưng - Tân Hưng (Long An) thì không có sơ đồ mộ chí nên cất bốc nhiều mộ bị mất tên. Thật xót sa.
hoadao | hoadao069@gmail.com (21:35:19 17-09-2010)

Tôi đồng quan điếm với bạn Nguyển Thanh Sơn . Thời gian không đợi chúng ta , xin đừng vô cảm với các Liệt Sỹ . Gia đình tôi sau 41 năm cũng đã đón được chú tôi Liệt Sỹ MAI VĂN TIẾN trở vềquê hương vào ngày 13/5/2010 .Chú tôi chiên đấu và hy sinh tại cao điểm 467 thuộc rừng Mo Ray , huyện Sa Thầy , Tỉnh Kon Tum , là Liệt Sỹ chưa được quy tập . Bằng kinh nghiệm đi tìm chú , tôi xin chia sẻ với các gia đình Liệt Sỷ trong, quá trình đi tìm Liệt Sỹ chúng ta cần kết hợp các bước . Quan trọng nhất là phải giải mã được phiên hiệu đơn vị , tiếp đó là tìm đến được đơn vị quản lý LS trước khi chiến đấu và sau khi hy sinh . Bởi vì đơn vị sẽ là nơi cung cấp tất cả các thông tin về LS như ; nơi chiến đấu , nơi hy sinh , TỌA ĐỘ CHÔN . Thông tin này cực kỳ chính xác khi chúng ta đi tìm LS . đặc biệt với các LS còn nằm nơi rừng thiêng đại ngàn như chú tôi .Và cuối cùng là kết hợp phương pháp ngoại cảm .Được sống trong hòa bình như hôm nay , tôi luôn khắ c sâu trong tim dòng chữ ;ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC LIỆT SỸ .

Ý kiến của bạn





Nội dung:* (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)